1. Bộ nhận diện thương hiệu là gì?

Bộ nhận diện thương hiệu (Corporation Identify Program, CIP) là thuật ngữ đề cập đến những yếu tố có thể trông thấy và gây liên tưởng đến thương hiệu của một công ty, doanh nghiệp cụ thể; tránh sự nhầm lẫn với các nhãn hiệu, thương hiệu khác trên thị trường. Ví dụ như hệ thống các đặc điểm: hình ảnh logo, slogan, font chữ, màu sắc, website, đồng phục nhân viên, cattalogue, banner, card visit,… để tạo ấn tượng cho khách hàng dễ nhớ đến thương hiệu của công ty, doanh nghiệp đó.

 

Ví dụ: Bộ nhận diện thương hiệu của công ty VIETCORP.

 

thiet ke bo nhan dien thuong hieu
Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu.

 

2. Phân loại Bộ nhận diện thương hiệu.

  • Màu sắc của thương hiệu và thiết kế logo.

  • Thiết kế của bao bì, tem nhãn trên sản phẩm.

  • Bộ nhận diện ấn phẩm văn phòng.
    • Đặt tên thương hiệu.
    • Sáng tạo slogan.
    • Tiêu đề thư.
    • Hóa đơn.
    • Giấy viết thư.
    • Thẻ nhân viên.
    • Đồng phục nhân viên.
    • Phong bì thư.
    • Sổ tay nhân viên.

 

  • Bộ nhận diện thương hiệu marketing.
    • Catalogue.
    • Brochure.
    • Tờ rơi và tờ gấp.
    • Hồ sơ năng lực.
    • Website.
    • Video quảng cáo.
    • Mũ, nón, áo thun.
    • Cặp, túi xách, sổ, bút.
    • USB, móc khóa.
    • Ô, dù, áo mưa.
    • Các phương tiện vận chuyển (ôtô, xe buýt).

 

  • Bộ nhận diện thương hiệu ngoài trời.
    • Bảng hiệu (ngang, dọc).
    • Biển chỉ dẫn.
    • Billboard, Pano.
    • Không gian thiết kế nội thất.

 

3. Một số lưu ý khi thiết kế bộ nhận diện thương hiệu.

  • Tính thống nhất.

Khi khách hàng, người tiêu dùng tiếp xúc với sản phẩm - dịch vụ nào đó thì những hình ảnh thể hiện thương hiệu đều được họ tiếp nhận, đánh giá dựa trên sự liên kết và đồng bộ về phần nhìn trong hệ thống bộ nhận diện thương hiệu. Các hình ảnh càng có sự liên kết thì càng tạo được ấn tượng với người tiêu dùng hơn.

 

  • Tính độc đáo.

Tính độc đáo được thể hiện khi bộ nhận diện thương hiệu có một hình ảnh riêng, nổi bật và duy nhất trên thị trường. Tuy nhiên đừng lạm dụng độc đáo mà làm mất tính thống nhất. Hãy thiết kế logo, kiểu chữ, màu sắc chủ đạo một cách sáng tạo, riêng biệt và mang màu sắc của riêng công ty bạn.

Tính độc đáo sẽ làm nổi bật thương hiệu của bạn so với những thương hiệu khác, giúp thương hiệu của bạn có một vị trí vững chắc trong suy nghĩ và cảm nhận của khách hàng, 

 

  • Tính thân thiện.

Có những sự mới lạ, tiên phong được khen ngợi và thành công, nhưng có những sự mới lạ lại không phù hợp với thực tế nên khó có thể được đón nhận. Vì vậy, trước khi tạo ra mẫu thiết kế bộ nhận diện thương hiệu của công ty mình, hãy cân nhắc sự phù hợp của ý tưởng mẫu thiết kế đối với thực tế. Hãy đặt câu hỏi: Liệu phần lớn người dùng có chấp nhận được sự đột phá này không? 

Chính vì bạn đang sáng tạo để thu hút khách hàng nên đừng để sự sáng tạo đó đẩy công ty, doanh nghiệp của bạn ngày càng xa cách khách hàng hơn.

 

  • Tính cạnh tranh.

Tính cạnh tranh chính là mục tiêu của công ty, doanh nghiệp khi bắt tay vào việc thiết kế Bộ nhận diện thương hiệu. 

Vậy làm thế nào để có thể cạnh tranh? 

Câu trả lời là: Bộ nhận diện thương hiệu phải đáp ứng được các yếu tố thống nhất, độc đáo và thân thiện như đã nêu ở bên trên.

 

Trên đây là một số kiến thức về Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu mà mình đã tích lũy được. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn có được lượng kiến thức vững chắc để Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu của riêng công ty mình thật hiệu quả và chuyên nghiệp nhất.

 

NẾU BẠN CẦN THIẾT KẾ BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU, LIÊN HỆ
image 2020-06-19-12-47-53-34

Đã Xem : 3,024 | Đăng : 19/06/2020 11:07

thiết kế bộ nhận diện thương hiệu thiet ke bo nhan dien thuong hieu tổng quan về thiết kế bộ nhận diện thương hiệu tong quan ve thiet ke bo nhan dien thuong hieu lưu ý khi thiết kế bộ nhận diện thương hiệu

 

XEM THÊM BÀI VIẾT KHÁC

Thiết Kế Bộ Nhận Diện Thương Hiệu Chuyên Nghiệp

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp nhằm mục đích quảng bá thương hiệu một cách rộng rãi nhất, nhanh nhất, hiệu quả nhất đối với chiến lược phát tr...

CÙNG ĐỘI NGŨ VIETCORP KIẾM TIỀN

Muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Muốn đi xa, hãy đi cùng nhau
Hợp tác để thành công nhanh hơn!